Hỗ trợ trực tuyến

028.3553.1291 0916 88 99 05

Hỗ trợ online:

Mr. Nguyên

028.3553 1291 0916 88 99 05

Liên Kết web:

Thống kê

Số người online : 86

Số người đã online : 416849

Các giải thưởng

Chi tiết tin tức

Sử dụng và cung ứng phân bón


Tốc độ sử dụng phân kali phải tăng nhanh hơn đạm và lân trong thời gian tới vì việc sử dụng phân bón theo mối quan hệ đất – phân – cây trồng thời gian qua bộc lộ một số thiếu sót. Cụ thể là việc sử dụng phân kali thời gian qua còn ít nhưng hiện nay ở một số loại đất và một số loại cây trồng (thuốc lá, hồ  tiêu, cà phê, chè, mía, chuối, dứa. cam. khoai lang…) kali đã trở thành yếu tố hạn chế năng suất và trong một số vài trường hợp hiệu lực kali còn cao hơn đạm và lân.

 

Trải qua quá trinh thâm canh cây trồng hơn 20 năm qua, quan trọng nhất là tỷ lệ NPK mất cân đối nghiêm trọng đặc biệt là tỷ lệ kali còn rất thấp so với tỷ lệ đạm và lân. Việc mất cân đối NPK một mặt đã hạn chế việc tăng năng suất cây trồng, mặt khác làm giảm hiệu quả của phân bón, gây lãng phí phân bón rất lớn, đặc biệt là phân đạm.

 

Bón lân được coi là một trong những biện pháp quan trọng trong việc nâng cao năng suất lúa vùng đất phù sa chua và đất phèn Đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt là hiệu lực tăng phân đạm xảy ra ở các loại đất phù sa miền Bắc và miền Nam nếu chúng ta bón phân lân cho cây lúa.

 

Hiệu quả sử dụng phân bón chưa cao. Ở đồng bằng sông Hồng chi phí phân bón chiếm 40-50% chi phí chung. Mất cân đối về dinh dưỡng của cây trồng đang ngày càng gia tăng khi mà lượng hút các chất dinh dưỡng cùng với sản phẩm thu hoạch vượt quá lượng dinh dưỡng bón vào.

 

Kết quả là nguồn dự trữ dinh dưỡng chứa trong đất ngày càng giảm đi và đất dần bị cạn kiệt. Việc tăng lượng đạm bón lên gấp đôi từ năm 1985 đến năm 1992 đă dẫn đến mất cân đối hàng năm khoảng 500.000 tấn K20 mà cây trồng bắt buộc lấy đi từ đất. Thêm vào đó khoảng 200.000 tấn K20 bị hoàn toàn lấy đi khỏi Việt Nam theo sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu. Thiếu hụt lân cũng ở mức trầm trọng khoảng 20.000 tấn P2O5.

 

Trong thời gian qua nhất là từ năm 1991 trở lại đây, nền sản xuất phân bón của nước ta để phục vụ sản xuất nông nghiệp mới giải quyết được 75-80% nhu cầu về phân lân, còn lại 15-20% phân lân, và 100% phân Kali đều phải nhập từ nước ngoài. Đây là một thực trạng và thực trạng nàỵ kéo dài trong vài năm nữa mới có cơ hội cải thiện được.

 

Lượng phân ure sản xuất trong nước cho tới năm 2013 đã dư sức cung ứng nhu cầu nội địa. Còn  về phân kali hiện chưa có một đề án nào xây dựng nhà máy này trên lãnh thổ Việt Nam cho nên hướng nhập khẩu kali còn lâu dài.