Hỗ trợ trực tuyến

028.3553.1291 0916 88 99 05

Hỗ trợ online:

Mr. Nguyên

028.3553 1291 0916 88 99 05

Liên Kết web:

Thống kê

Số người online : 96

Số người đã online : 416890

Các giải thưởng

Chi tiết kiến thức nhà nông

Trồng thành công đậu phộng HL 25


 

Mô hình trồng đậu phộng HL 25

 (Website Hội NDVN) - Vụ thu năm nay, xã Cát Hải, huyện Phù Cát (Bình Định) sản xuất thử nghiệm giống đậu phộng HL 25 ở cánh đồng mẫu lớn thôn Chánh Oai với diện tích 33 ha. Có 250 hộ nông dân tự nguyện tham gia sản xuất với sự hổ trợ của Phòng NN&PTNT, trạm BVTV, Trạm khuyến nông huyện và công ty TNHH Hùng Mạnh và Cơ sở sản xuất Thanh Thanh.

 

Địa phương đã thực hiện tốt công tác điều hành sản xuất, xuống giống đồng loạt đúng thời vụ, đầu tư phân bón hợp lý, canh tác theo quy trình IPM. Nông dân tham gia thực hiện cánh đồng mẫu lớn được tập huấn về kĩ thuật canh tác cho cây đậu phộng trong từng thời điểm, qua đó áp dụng vào quá trình chăm sóc, công tác phòng trừ sâu bệnh được thường xuyên theo dõi xử lý kịp thời, nhìn chung cây đậu phụng phát triển khá tốt.

 

Ông Đặng Văn Hà, chủ tịch UBND xã Cát Hải cho biết: “Lần đầu tiên xã Cát Hải triển khai xây dựng cánh đồng mẫu lớn với diện tích 33 ha, trong tổng số hơn 190 ha đậu phộng trong vụ thu này. Kết quả rất phấn khởi năng suất đạt trên 30 tạ/ ha, tăng hơn 2,2 tạ/ha so với  ruộng đối chứng của nông dân”.

 

Đến nay diện tích đậu phộng đang đi vào thu hoạch, năng suất đạt trên 30 tạ/ha, tăng hơn 2tạ/ha so với vụ diện tích đối chứng sản xuất trong cùng điều kiện. Theo tính toán cho thấy:  Thu nhập mỗi hecta trồng đậu phộng trên cánh đồng mẫu lớn đạt 60 đến 65 triệu đồng, sau khi trừ chi phí còn thực lãi trên 30 triệu đồng một hecta, tăng hơn 5 triệu đồng 1 ha nhờ vào giảm chi phí về phân bón, thuốc BVTV.

 

Bà Nguyễn Thị Thẳng ở thôn Chánh Oai, xã Cát Hải tham gia thực hiện mô hình, sản xuất 2 sào đậu phụng cho biết: “Tôi thấy tham gia cánh đồng mẫu lớn năng suất đạt hơn, hiệu quả cao hơn so với làm lẻ tẻ, đơn lẻ. Trong những vụ tới tôi sẽ áp dụng làm theo sự hướng dẫn của cán bộ kĩ thuật vừa rồi được nắm bắt và vận động mọi người cùng làm”.

 

Điều ghi nhận trong xây dựng cánh đồng mẫu lớn là với sự phối hợp liên kết 4 nhà: Nhà nước, nhà khoa học, nhà nông, nhà doanh nghiệp. người nông dân được trang bị về kiến thức khoa học kĩ thuật, được hổ trợ về chi phí vật tư phân bón thuốc trừ sâu, sản phẩm làm ra có chi phí thấp, nhưng đem lại năng suất chất lượng cao.

 

Kết quả cho thấy việc bón phân theo công thức: bón phân đơn đạm, lân, kali , phân sinh học WEHG, và phân hữu cơ mụm dừa, chỉ bón thêm vôi; không chỉ giảm được chi phí phân bón trên 700.000 đồng/ha, mà qua đó sản phẩm sinh học WEHG,  có tác dụng phân huỷ nhanh các dạng hữu cơ trong đất, nâng độ PH đất, tạo điều kiện cho các loài vi sinh vật có lợi hoạt động, đặc biệt là vi khuẩn nốt sần, giúp bộ rễ cây đậu phát triển tốt, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng cho cây, tăng khả năng chống chịu với thời tiết bất lợi, phân hữu cơ mụn dừa đã góp phần nâng cao độ phì của đất, dinh dưỡng cho cây đậu, hạn chế được bệnh chết ẻo, giảm được thuốc trừ sâu bệnh… Nhưng năng suất đạt trên 32 tạ/ha, tăng hơn 4,5 tạ/ha và lợi nhuận cũng tăng hơn 9,5 triệu đồng/ha so với ruộng đối chứng.

 

Hiệu quả của mô hình này đã khá rõ, vừa cắt cầu sâu bệnh vừa thực hiện được mục tiêu lâu dài góp phần chuyển đổi mùa vụ luân canh cây trồng: lúa đông xuân- Hành vụ hè- đậu phụng vụ thu; giải quyết tình trạng nước tưới; cắt được cầu nối sâu bệnh ở cây lúa giữa 2 vụ sản xuất, đồng thời cây đậu phụng có tác dụng cố định đạm, cải tạo đất, góp phần làm giảm chi phí đầu tư sản xuất.

 

Đây là loại giống đậu phộng mới và được bón phân vi sinh học, lần đầu tiên đưa vào sản xuất thử nghiệm ở xã Cát Hải  góp phần tăng thu nhập cho bà con nông dân.